Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

ART NUDE – Ảnh khỏa thân nghệ thuật của Dương Quốc Định

Tác giả: Dương Quốc Định
KDMình được bàn bè gửi cho những bức ảnh khỏe thân nghệ thuật tuyệt vời. Xin đưa lên để bạn đọc cùng chiêm ngưỡng.
Cảm ơn bạn bè yêu quý. Mong vượt qua những khó khăn nhất thời. Để sự an lành luôn ngự trị.
Dương Quốc Định sinh năm 1967, mê vẽ từ nhỏ, từng tốt nghiệp ban Đồ họa công nghiệp (Trường Mỹ thuật Đồng Nai) năm 1989.
Mấy năm gần đây dân chuyên nghiệp chụp ảnh chắc không ai xa lạ với Dương Quốc Định, bởi anh đã đạt rất nhiều giải thưởng trong các cuộc thi ảnh nghệ thuật ở trong và ngoài nước. Mới đây anh vừa vinh dự được nhận giải thưởng cao nhất của cuộc thi ảnh quốc tế Giuliano Carrara lần thứ VII trong một buổi lễ long trọng tổ chức tại Hội trường lớn Tòa thị chính thành phố (Italia) ngày 11/05 với sự có mặt của ông Riccardo Busi Tổng thư ký Liên đoàn Nhiếp ảnh quốc tế (FIAP), ông Fulvio Maerlak Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Italia (PIAP) cùng nhiều quan chức và đại diện giới nhiếp ảnh của Italia và thế giới. 

Ngày còn học vẽ, Dương Quốc Định đã rất thích và có khiếu vẽ thiếu nữ. Ra trường anh từng vẽ tranh chân dung và khỏa thân, rồi đi làm thiết kế cho các công ty, chụp ảnh, chỉnh sửa các mẫu quảng cáo và học hỏi, trao đổi về nhiếp ảnh với các đồng nghiệp.


Có lần một tiệm tóc thời trang nhờ Dương Quốc Định đến chụp các mẫu tóc quảng cáo. Cô người mẫu nhà ở gần đấy, sau đó trở nên thân thiết với vợ chồng anh. Qua tâm sự, biết cô ấy có một chuyện tình rất buồn và Định cảm nhận được ở cô sự nhọc nhằn của kiếp người, cái nghiệt ngã của “hồng nhan đa truân”.
Anh trình bày ý tưởng và đề nghị cô làm người mẫu trong một bức ảnh nude. Cô đồng ý, và bức Chất liệu sống ra đời. Lúc đầu Định chỉ có ý chụp tặng cô người mẫu nhưng sau đó đọc được những thông tin về cuộc thi ảnh nghệ thuật ở Ấn Độ, anh gửi tham gia thử. Không ngờ bức ảnh đoạt huy chương vàng. Đó là kỷ niệm đầu tiên khi bước vào làng nhiếp ảnh của Định.













Ảnh nguồn: Nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định
Dương Quốc Định cũng là một tác giả có uy tín chắc chỉ sau Thái Phiên.
Vài thông tin về nhiếp ảnh gia từ báo cũ:
Dương Quốc Định là nhà nhiếp ảnh Việt Nam nắm giữ nhiều giải thưởng về ảnh nude – 30 huy chương. Tháng 3.2007, tại Văn miếu Trấn Biên (TP Biên Hòa, Đồng Nai) Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai đã tuyên dương 10 tác giả có thành tích xuất sắc nhất trong năm 2006, trong đó có Dương Quốc Định. Cùng lúc đã diễn ra triển lãm ảnh nghệ thuật của anh, đó cũng là lần đầu tiên thể loại ảnh nude (khỏa thân) được triển lãm công khai tại TP Biên Hòa.
Có lần một tiệm tóc thời trang nhờ Dương Quốc Định đến chụp các mẫu tóc quảng cáo. Cô người mẫu nhà ở gần đấy, sau đó trở nên thân thiết với vợ chồng anh. Qua tâm sự, biết cô ấy có một chuyện tình rất buồn và Định cảm nhận được ở cô sự nhọc nhằn của kiếp người, cái nghiệt ngã của “hồng nhan đa truân”. Anh trình bày ý tưởng và đề nghị cô làm người mẫu trong một bức ảnh nude. Cô đồng ý, và bức Chất liệu sống ra đời. Lúc đầu Định chỉ có ý chụp tặng cô người mẫu nhưng sau đó đọc được những thông tin về cuộc thi ảnh nghệ thuật ở Ấn Độ, anh gửi tham gia thử. Không ngờ bức ảnh đoạt huy chương vàng (HCV). Đó là kỷ niệm đầu tiên khi bước vào làng nhiếp ảnh của Định.
Nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định
Trong số 10 HCV mà Định đoạt được qua các cuộc thi ảnh, cô người mẫu trên đã có mặt trong các tác phẩm: Chất liệu sống, Khát vọng, Dáng hoa, Hai tác phẩm, Suối mơ

Vài tác phẩm nghệ thuật của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định:




















Nghệ sỹ muốn... “cởi phăng”, nhà quản lý dè dặt



Ranh giới mong manh giữa nghệ thuật và sự phàm tục
Mặc dù ảnh nude chưa từng có triển lãm nhưng sách ảnh nude đã được xuất bản và tái bản nhiều lần. Nhu cầu thưởng thức cái đẹp vẫn có trong đại bộ phận công chúng nhưng rào cản thì vẫn còn án ngữ, bởi dù sao... ảnh nude vẫn là vấn đề nhạy cảm.
Nhìn nhận vấn đề này, ông Bằng Lâm (ủy viên BCH Hội Mỹ thuật Việt Nam) cho biết: "ảnh nude nghệ thuật thì ai cũng thấy cái đẹp, trời phú cho cơ thể con người và người nghệ sỹ sáng tác dựa trên đường cong tạo hóa ấy. Nếu nói về nude nghệ thuật thì chúng ta hết sức hoan nghênh và tạo mọi điều kiện để người nghệ sỹ sáng tác rồi tổ chức triển lãm. Nhưng ranh giới giữa nghệ thuật và khiêu dâm lại rất mong manh, vì vậy chúng ta cần nhìn nhận một cách thấu đáo trên góc độ nghệ thuật mới có thể chấp nhận một cuộc triển lãm ảnh nude. Theo tôi, nếu ảnh nude nghệ thuật được chụp theo dạng nghệ thuật thực sự thì rất đáng hoan nghênh".

Một số tác phẩm nude của nghệ sĩ nhiếp ảnh Thái Phiên.
Cùng bàn luận về vấn đề này, trao đổi với PV Nguoiduatin.vn, họa sĩ Phạm Dũng, giảng viên trường Đại học Văn hóa TP. HCM, người đang vào vai Học sĩ Xoày Trọng Chấm của chương trình Hỏi xoáy đáp xoay (VTV3) nói: "Quan điểm của tôi rõ ràng là cần phải xác định rõ ảnh nude là ảnh nghệ thuật hay ảnh khiêu dâm, đó là cái hoàn toàn khác nhau. Tôi lấy ví dụ, ảnh nude như tập ảnh "Xuân Thì" của Thái Phiên là hoàn toàn lành mạnh. Bởi vì nó phải đủ những yếu tố được các chuyên gia, nghệ sĩ đánh giá đó là nghệ thuật. Đã vậy, phải để cho nó hoạt động chứ không nới lỏng hay siết chặt làm gì. Mình chỉ đánh giá một góc là người xem, nếu như anh thấy nó trong sáng, không bị phản cảm hay kích thích bởi điều gì cả thì đó là bức ảnh nghệ thuật. Còn nếu nó đánh vào thị hiếu, hay những cái bị kích thích thì ta cảm thấy nó không phải là ảnh nghệ thuật, vậy chúng ta cần phải xác định rõ ảnh nghệ thuật hay khiêu dâm. Để phân biệt không khó, đơn cử như việc ta có thể xem những tuyển tập ảnh nude của thế giới, thấy nó rất lành mạnh và trong sáng, mà không thấy bị... kích thích bởi những vùng tối".
Nhiếp ảnh gia Thái Phiên, người nổi tiếng với ảnh nude nghệ thuật thì cho rằng, đã chụp ảnh nude không nhất thiết phải khoe mặt ra. Nhiều chuyên gia đưa ra ý kiến: Đối với những trường hợp lạm dụng nghệ thuật ảnh nude để tạo scandal thì phải nghiêm cấm, bởi nó sẽ tạo một cú sốc cho khán giả, tạo thành một trào lưu xấu cho một tầng lớp trẻ. Bởi lớp trẻ dễ coi nhân vật này là thần tượng và học theo rất nhiều những hành động, thậm chí là phản cảm ở thần tượng của mình.
Có hay không việc nghệ sĩ "bị trói" bằng... vòng kim cô?
Ông Vũ Huyến, nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh - Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN, cho rằng: "Đến bây giờ VN mới có triển lãm ảnh nude là quá muộn so với thế giới. Chúng ta nên bình thường hóa những chuyện này. Tại sao người ta có thể triển lãm ảnh lao động, ảnh thiên nhiên mà không thể trưng bày những tác phẩm ghi lại cái đẹp nhất của con người"?
Đồng tình với quan điểm này, ông Bằng Lâm nêu cách làm: "Nên chăng, khi cho nghệ sỹ triển lãm thì nhà quản lý có thể lập ra một hội đồng thẩm định. Hội đồng này làm việc với một cái tâm và trách nhiệm thực sự chứ không để cho người nghệ sĩ cảm thấy công sức bị phí hoài. Tức là anh phải có con mắt nhìn nhận giữa ảnh nude nghệ thuật và ảnh khiêu dâm khác hẳn nhau thì sẽ thấy ngay đó chính là sự sáng tạo nghệ thuật một cách thỏa đáng".
Đến nay, có vẻ cơ chế để có một triển lãm ảnh nude đã "cởi mở" nhưng xem ra con đường có một triển lãm không đơn giản bởi những quy định mang tính "trói buộc". Nhà nhiếp ảnh Thái Phiên cho rằng: "Nếu Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm yêu cầu tôi phải trưng bản hợp đồng giữa tôi và người mẫu thì mới cấp phép cho triển lãm thì tôi sẽ từ chối. Không cho triển lãm thì thôi chứ tôi không trưng cái đó ra vì đó là chuyện riêng tư giữa tôi và người mẫu, người mẫu không muốn tôi trưng bản hợp đồng đó ra. Tôi biết trước họ không cấp phép nên tôi sẽ không xin triển lãm. Nếu thông tư được ban hành mà không thay đổi quy định mang tính "trói buộc" này thì nó cũng cắt luôn đường triển lãm của tôi".
Nhà nhiếp ảnh Thái Phiên chụp ảnh nghệ thuật nude.
Cũng theo nhà nhiếp ảnh Thái Phiên, chụp ảnh nude như bản thân nó, cũng nhạy cảm, không hiểu luật thì... đi tù như chơi. Anh chia sẻ: "Tôi kí hợp đồng với người mẫu từ 5- 7 năm về trước rồi chứ không phải chờ đến khi thông tư ra thì mới làm việc đó. Trước đây chuyện này chưa manh nha tại Việt Nam nhưng khoảng chục năm gần đây tôi đã thấy là cần phải có thỏa thuận rõ ràng thì tôi mới chụp, không thì thôi. Với những người mẫu chụp hình rồi mà không kí hợp đồng thì tôi sẵn sàng hủy file ảnh vì lĩnh vực này rất nhạy cảm, lơ mơ là vi phạm pháp luật ngay. Tôi theo nghề 20 năm rồi nên không thể vì 1- 2 bức ảnh mà có thể bỏ nghề, mang tai tiếng".
Xung quanh thông tư về nhiếp ảnh, nhất là vấn đề ảnh nude đang "nhạy cảm", ông Hoàng Minh Thái cho rằng: "ảnh nude có gì đâu mà phải ầm ĩ, thông tư về nhiếp ảnh đã quản lý tất cả các loại ảnh như: Phong cảnh, nghệ thuật, sinh hoạt, chính trị,... trong đó có một loại ảnh gọi là ảnh nghệ thuật, mà ảnh nghệ thuật thì có nhiều loại, có cái có quần áo, còn cái không có quần áo thì gọi là nude, thế thôi chứ có gì mà phải ầm ĩ. Theo tôi nếu coi nó là nghệ thuật thì chẳng có vấn đề gì cả, tất nhiên, hành vi chụp ảnh thì thuộc lĩnh vực điều chỉnh của Bộ Luật Dân sự với việc khẳng định về hình ảnh của mình, quan trọng là hành vi phát tán sẽ được xử lý theo Quy định 97 của Nhà nước về quản lý Internet rồi. Chủ trương vẫn là quản lý nhiếp ảnh nói chung, chứ không nên quá tập trung vào một vấn đề cụ thể là ảnh nude. Nó chỉ là một phần rất nhỏ, bởi nhiếp ảnh có nhiều loại".
Sẽ có cái nhìn thoáng hơn về lĩnh vực dễ thành… nhạy cảm?
Nhiều người trong giới còn nhớ chuyện nhiếp ảnh gia Thái Phiên đã nhiều lần xin phép mở triển lãm ảnh nude nhưng rồi lại thất bại vì hai chữ… nhạy cảm. Thậm chí, tại Hà Nội, Sở Văn hóa- Thông tin (khi ấy) đã thành lập Hội đồng thẩm định, nhưng rồi giấy phép vẫn bị…rút.
Ông Hoàng Minh Thái, vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ VHTT&DL) cho rằng: "Mình cũng nên tránh việc PR để nổi tiếng bằng cách chụp ảnh nude rồi tung lên mạng. Có thể nhận thấy, trong những tác phẩm nghệ thuật của Thái Phiên, người phụ nữ được chụp chỉ đơn thuần là những đường cong của cơ thể để tạo nên những giá trị nghệ thuật bất hủ, còn khuôn mặt người mẫu thì luôn được ẩn đi". "Theo tôi, sắp tới mình cũng phải nhìn nhận một cách thẳng thắn và cởi mở về vấn đề này, nhưng quan trọng là cởi mở đến mức mà mình vẫn quản lý được. Chừng nào mỗi con người coi ảnh nude là bình thường thì chắc chắn không phải tranh cãi làm gì", ông Thái khẳng định.
Vương Hà- Vương Trần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét